Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Điều trị bị rối loạn kinh nguyệt như thế nào cho đúng cách ?

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những hiện tượng thường gặp nhất ở các chị em phụ nữ không chỉ trong độ tuổi dậy thì mà ngay ở độ tuổi tiền mãn kinh. Vậy nên điều trị bị rối loạn kinh nguyệt như thế nào cho đúng cách ? Hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây nhé !

Rối loạn kinh nguyệt là gì ?

Ngày kinh bình thường kéo dài 3-5 ngày, lượng máu 40-80ml/ chu kỳ, chu kỳ kinh trung bình cũng là 28-30 ngày (những trường hợp đặc biệt khác có chu kỳ kinh ngắn 21 ngày và chu kỳ kinh dài là 30 ngày).
Máu kinh chính là kết quả sự tăng sinh, thoái hóa rồi tự bong tróc của những niêm mạc tử cung dưới sự thay đổi nồng độ hormone nội tiết. Máu kinh là một hỗn hợp không đông, màu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, thường có mùi nồng, không tanh như máu bình thường, hơi dính, trong máu kinh còn có những cục máu đông nhỏ.
Rối loạn kinh nguyệt là nói đến tất cả những bất thường xảy ra liên quan đến kinh nguyệt: tính chất máu kinh (màu sắc, kết cấu mùi, lượng máu), chu kỳ kinh, ngày hành kinh.
Những vấn đề về rối loạn kinh nguyệt luôn khiến các chị em lo lắng, sau đây là biểu hiện cụ thể trong từng loại rối loạn kinh nguyệt:
  • Kinh nguyệt thất thường, không có quy luật: Hoàn toàn không theo một chu kỳ kinh bình thường, có những thời gian chu kỳ kinh có thể kéo dài đến cả vài tháng nhưng cũng có thể chỉ nửa tháng. Kinh nguyệt lúc ra ít, lúc ra nhiều.
  • Xuất huyết giữa kỳ kinh: trong thời gian giữa chu kỳ có xuất hiện kinh nguyệt với lượng máu kinh tương đối ít.
  • Chu kỳ kinh ngắn, kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài: khi chu kỳ kinh nguyệt dưới 21 ngày thì được coi là chu kỳ kinh ngắn, ngày hành kinh mà trên 7 ngày thì tính là kỳ kinh kéo dài, lượng máu kinh chảy quá nhiều trên 80ml/chu kỳ(tính bằng số lần sử dụng băng vệ sinh liên tục), kèm theo những cục máu đông thì gọi là hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều.
  • Thống kinh: là tình trạng đau bụng kinh trước ngày hành kinh vài ngày hoặc đau trong những ngày hành kinh. Cơn đau âm ỉ, kéo dài thậm chí đau dữ dội, vã mồ hôi.
  • Kinh nguyệt thưa và ít: Đó là nếu như chu kỳ kinh của bạn ở khoảng từ 36 đến 6 tháng thì gọi là kinh nguyệt thưa. Kinh nguyệt ít nghĩa là có số ngày hành kinh ít hơn 3 ngày và lượng kinh cũng ra rất ít, không cần dùng hoặc chỉ dùng băng vệ sinh hàng ngày là đủ.
  • Vô tinh: chỉ tình trạng kinh nguyệt của bạn bị ngừng trong 6 tháng liên tiếp.
Rối loạn kinh nguyệt gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của chị em. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là những tác động tâm lý, thói quen sinh hoạt…Và cũng có thể là do những bệnh lý nguy hiểm: u xơ tử cung , đa nang buồng trứng, polyp cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung , viêm buồng trứng , vòi trứng…nếu không sớm điều trị thì những bệnh này có thể gây ảnh hưởng xấu đên khả năng sinh sản, làm vô sinh.


Bị rối loạn kinh nguyệt chữa thế nào ?

Câu hỏi của bạn Hà Anh (23 tuổi, Nam Định) như sau: "Những tháng gần đây, chu kỳ kinh của em không đều đặn. Tháng đầu em bị chậm 1 tuần, lúc đó em bắt đầu quan hệ với bạn trai và cứ nghĩ rằng mình đã mang thai nhưng que thử chỉ báo 1 vạch. Tháng nào cũng thường là bị chậm ít là 5 ngày, nhưng riêng có một tháng thì em không thấy có kinh nguyệt. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt của em cũng đã 4 tháng rồi. Tháng nào em cũng căng thẳng vì cứ nghĩ là có thai. Xin các bác sĩ hãy cho em chữa rối loạn kinh nguyệt như thế nào? Em cảm ơn ạ!".
Bạn Thúy Nga (22 tuổi, Hải Dương) cũng thắc mắc về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt: "Hiện tai em luôn bận rộn với những môn thi cuối khóa và làm đề án tốt nghiệp. Em vẫn ăn uống đầy đủ chất, thời gian ngủ có ít hơn chút thôi. Cơ thể cũng không có những biểu hiện gì lạ cả, chỉ riêng kinh nguyệt em lại bị rối loạn trầm trọng, tháng có tháng không, chu kỳ có lúc  hơn 2 tháng mới có 1 lần. Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân tại sao em lại bị rối loạn kinh nguyệt ạ? Em cần chữa như thế nào để tình trạng này không còn nữa?"
Trả lời của các bác sĩ cho những thắc mắc của bạn Hà Anh và Thúy Nga: Các bác sĩ cho biết kinh nguyệt rối loạn có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố nhưng với bạn Hà Anh và Thúy Nga thì rất có thể là nguyên nhân bởi tâm lý. Do chính những căng thẳng, stress, những lo âu kéo dài, tâm trạng không được thoải mái đã tác động làm nội tiết bị tăng giảm thất thường và gây nên rối loạn kinh nguyệt.
Tốt nhất 2 bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ khám, bởi ngoài vấn đề về tâm lý cũng có thể là bệnh lý, cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng để có kết luận chính xác. Bác sĩ sẽ điều trị theo những nguyên nhân cụ thể của 2 bạn. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.
Bạn có thể tìm hiểu thêm để biết rõ hơn về rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ là gì ? bằng cách liên lạc trực tiếp với các chuyên gia qua số hotline: 093 223 8188 các bác sĩ luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét